Tống Huy Tông (1082 –1135), họ Triệu tên Cật, con của Tống
Thần Tông Triệu Húc. Nghề nghiệp chính là họa sỹ, nhạc sỹ, nhạc công, nhà thư
pháp, nhà thơ, tuy nhiên ông có nhận thêm việc làm vua vào năm 18 tuổi (niên hiệu
Kiến Trung Tĩnh Quốc năm 1100, làm đến năm Tuyên Hòa 1126), là vị hoàng đế thứ
8 của triều đại nhà Tống (Bắc Tống), Trung Quốc. Sau trở thành Thái thượng
hoàng từ năm 1126 đến 1127.
Tống Huy Tông nổi tiếng là một vị hoàng đế sống xa hoa,
phong lưu. Ông có tư chất thiên phú và rất đa tài trong các môn nghệ thuật, nhạc,
họa, thơ phú, thư pháp,… là một nhà sưu tầm nghệ thuật, và bảo trợ cho các nghệ
sỹ đương thời. Không thấy có tài liệu nói về việc ông thích rượu, nhưng có lẽ
ông là người mê và nghiện Trà. Trong truyện Thủy hử có nhắc đến một đam mê khác
của ông là đi lầu xanh, có vẻ như yêu em Lý Sư Sư.
Nhưng cũng vì những niềm say mê nghệ thuật này đã góp phần làm
nhà Tống suy tàn.
Riêng về mặt thư pháp, từ nhỏ, ông đã luyện tập theo các thư
pháp gia nổi tiếng như Tiết Tắc, Tiết Diệu, Hoàng Đình Kiên, Trử Toại Lương,
Hoài Tố … sau đó sáng tạo ra riêng kiểu thư pháp đặc trưng của mình, được gọi
là Sấu Kim thể hoặc Sấu Cân thư, Hạc thể.
Dưới đây là một bài thi - thư nổi tiếng của Tống Huy Tông,
bài Nùng phương
Hoán lạn nhất đình trung
Linh lộ triêm như túy
Tàn hà chiếu tự dung
Đan thanh nan hạ bút
Tạo hóa độc lưu công
Vũ điệp mê hương kính
Phiên phiên trục vãn phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét