31/5/13

Chút lạm bàn về Nho giáo, Phật giáo (phần 2)


CHÚT LẠM BÀN VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO


Will Durant, tác giả bộ “Lịch sử văn minh thế giới” viết:
“… Ngày nay cũng như ngày xưa, dân tộc nào cũng bị vấn nạn thiên về trí dục quá mà đạo lý suy đồi, tư cách cá nhân cũng như tập thể quá thấp kém thì không có phương thức nào công hiệu hơn là cho thanh niên được thấm nhuần Khổng giáo”.

Nhận xét trên thể hiện rất rõ bản chất và nội dung giáo dục của Khổng giáo tức Nho giáo. Xuất hiện gần như đồng thời với đạo Do thái với Moise và kinh cựu ước theo hành trình của dân Ixraen và đạo Phật theo bước chân đi tìm chân lý của hoàng tử Si-đa-ta dòng họ Cồ-đàm (Siddharta Gautama) nhưng đạo Nho không nhằm đưa ra một đấng tạo hóa nào để chăn dắt chúng sinh hay nhằm giải thích về luân hồi quả báo và phương sách giải thoát khỏi khổ đau, mà đạo Nho chỉ đưa ra những quy tắc ứng xử giữa con người với con người. Nói cách khác, đạo Nho chính là “Đạo làm người”.

Nho giáo quan niệm gia đình là một thành tố của xã hội, mà con người trước khi là thành viên của xã hội đã hiển nhiên là thành tố của gia đình. Muốn có xã hội tốt, gia đình phải tốt và dĩ nhiên con người cũng phải tốt; vậy phải dạy dỗ giáo dục con người. Xã hội và con người có quan hệ tương hỗ, qua lại với nhau. Một xã hội tốt theo quan niệm của Nho giáo là một xã hội có tôn ty trật tự rồi sau mới yên vui hạnh phúc. Muốn vậy con người phải sống thuận theo đạo; thiên nhiên có ngũ hành, con người có năm đạo.
                             Quân (cấp trên)                 Thần (cấp dưới)       
                             Cha                                 Con
                             Vợ                                   Chồng
                             Anh                                 Em
                             Chủ                                 Khách
Những quả hệ đó theo kiểu Nho giáo là “đạo nhân” tức con đường mà con người phải theo, gồm năm phần : Quan hệ qua lại giữa vua và tôi hay người cai trị và kẻ bị trị, cha và con, vợ và chồng, anh chị và em, và quan hệ giữa mỗi cá nhân với bạn hữu, lân bang (1-Đạo quân – thần, 2- đạo phụ-tử, 3- đạo phu-thê, 4- đạo huynh-đệ, 5- đạo bằng-hữu) mà tốt đẹp thì xã hội mới ổn định và yên vui được.

Trong năm quan hệ này, ba quan hệ đầu tiên là cương lĩnh, là cốt yếu được gọi là “tam cương”. Bởi một xã hội mà người cai trị không liêm, không chính, kẻ bị trị không thuận, không hòa thì nền chính trị sẽ hỗn loạn, nước chẳng thể yên; Trong nhà con cái không hiếu thuận, cha mẹ không gương mẫu ắt sinh tặc tử, ắt tệ nạn nảy sinh, rối ren sao có thể tránh được; Vợ chồng là gốc của nhân sinh, là đất, là hạt để hình thành gia đình mà không hòa hợp thì cây nào xanh tốt, hoa nào kết quả, quả nào tròn đầy được. 

Theo Khổng tử những quan hệ này là bình đẳng, tương hỗ. Sự qua lại khép kín ấy gọi là “luân”. Cái “lý” của “luân”, tức “luân lý” của đạo là: Cha thực hiện đúng vai trò của cha, con hành xự đúng đạo con gọi là “luân thường”; Cha quên trách nhiệm làm cha, con quên nghĩa vụ làm con là “vô luân”; Cha sợ hãi con, con bất kính cha là “loạn luân”... Nghĩa là mỗi nhân vật, dù ở vai trò nào cũng có trách nhiệm ngang nhau; Tuy có đặc thù riêng về vai trò và chức trách, mỗi người đều phải thường hành năm tiêu chuẩn sẽ trình bày dưới đây gọi là “ngũ thường”; đại quát tư tưởng của Khổng tử chỉ có vậy. 

Thế thì tại sao Đạo Nho lại được coi là tôn giáo trong khi nội dung của nó không hàm chứa tâm linh, thần quyền? Đó là vì nội dung ấy thật sự thuận lợi cho sự ổn định xã hội và bởi lẽ, cấu trúc của nó phù hợp với yêu cầu cai trị nên mọi chính quyền đều ra sức ủng hộ. Người ta xưng tụng, phong thánh cho Khổng tử và triết thuyết của ông trở thành một tôn giáo thực sự theo đúng định nghĩa của nó gồm bốn yêú tố sau:

* Giáo chủ: Họ Khổng , tên Khâu , tự Trọng Ni 仲尼 tức Khổng Phu Tử 夫子 , sinh năm 551 – mất năm 479 trước công lịch tại nước Lỗ thời Xuân thu.

* Giáo lý: Tứ thư và Ngũ kinh.
Tứ thư gồm: 1) Luận ngữ, 2) Đại học chương cú, 3) Trung dung chương cú, 4) Mạnh tử tập chú. Trong các sách thường có câu “tử viết” nghĩa là Khổng Tử nói: nhưng thực ra các sách đều được các đệ tử của ông ghi chép hoặc viết sau khi ông đã qua đời, thậm trí hàng trăm năm sau như Mạnh tử tập chú.
Ngũ kinh gồm: Kinh dịch, Kinh lễ, Kinh thi, Kinh thư, Kinh Xuân Thu đều có cơ sở từ trước Khổng tử. Được biết Khổng Tử là tác giả tổng thành của Kinh xuân thu và tác giả phần “truyện” của Kinh dịch.

* Tín đ: Toàn dân không phân bit giai cp, giàu nghèo; Ch tr hai loi:
Thánh nhân hay thánh hiền: Những người không học cũng biết. Theo Khổng tử đó là những bậc tiền bối, bản thân Không tử cũng chỉ coi mình là bậc “nhị hiền” mà thôi. Bất cứ ai cũng phải học mới nên người.
Loại hạ ngu: Những kẻ không chịu học hỏi, không chịu sửa mình: “Nhân bất học bất tri lý”.

* Giáo s: Còn gi là các Nho gia.
Đạo lý của Khổng tử vốn nhu thuận. Sinh thời ông đi khắp nơi khuyên can, thuyết phục các Vương, các Hầu theo đạo của ông mà sửa mình để trị nước, gọi là phép “Nhân trị” nhưng chẳng được ai nghe; Khởi thuyết của ông là “Nhân chi sơ tính bản thiện” – Con người ai sinh ra cũng tốt, lớn lên tập nhiễm cái xấu của đời mà sinh hư, nên phải ép vào quy củ (Lễ) từ vua đến cha mẹ rồi quần thần, con cái; Nếu ai cũng tuân theo “Lễ” và điều mà Khổng tử gọi là phép “Chính danh” nghiã là tư cách và hành vi phải đúng với danh phận, đến cách ăn mặc cũng phải sao cho “y phục xứng kỳ đức” 衣袱秤其德 nghĩa là ngay cả cách ăn mặc cũng phải đúng với danh phận của mình, đồng thời tuân thủ "ngũ thường” thì xã hội thái bình. Tới đời Tần-thủy-hoàng đốt sách giết Nho sinh, dùng lý “Pháp trị” của Tuân tử và Hàn phi tử để trị nước(*); Tuy Tần Thủy Hoàng đã khiến Trung Hoa được thống nhất và hùng mạnh nhưng mất lòng dân nên cũng bị diệt. Từ đó trở đi, các vương triều Trung quốc đều lấy Nho giáo làm lá chắn, làm phương tiện để thi hành “Pháp trị” (Ngoại “Nhân”, nội “Pháp”). Vì thế để phục vụ đường lối cai trị mỗi thời, các Nho gia thường bóp méo nội dung nhân văn và duy vật của Khổng tử, biến Nho giáo thành công cụ đàn áp tư tưởng và nô lệ con người của giai cấp thống trị. 

Ví dụ:
Nho gia thời Hán đã làm cho tư tưởng trung quân trở nên hẹp hòi “Trung thần bất sự nhị quân” (Trung thần không thời hai vua) và tôn quân đến cực đoan “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (Vua bảo chết, không chết là bất trung) quá khác biệt với cú điển của Tứ-thư:
“Nhà vua đối với bề tôi như đất cỏ, thì bề tôi cũng coi nhà vua như thù địch” (theo: Ly Lâu Hạ - Mạnh tử tập chú); Hoặc như Nho gia đời Tống thì chỉ chú trọng bàn về “lý”, “khí”, “thái cực” … mà thôi. 

Bởi vậy nói về tính giáo dục của đạo Nho, trong bài này chỉ xin bàn đến những phần tốt đẹp nhất của nó và cũng vì biển Nho hết sức bao la, từ thuyết “Chính danh” cho người quân tử đến lời khuyên giản dị “… qua chỗ nước nông thì vén quần, chỗ nước sâu thì vén áo…” không lời nào là không hàm muôn ý; nên ở đây chỉ trình bày những tiêu chí chủ yếu của con người để đạt tới đạo Nhân, tức đạo làm người của Khổng tử. Đó là “Ngũ thường”: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín.

(Còn tiếp)

…………..
Chú thích:

(*) Tuân tử tên Huống tự Khanh – người nước Triệu (sinh -330, mất -227) vốn theo học đạo Khổng nhưng cho rằng “Nhân chi sơ tính bản ác” vì con người sinh ra đã tranh ăn với mẹ, của cải xã hội ít, lòng tham khôn cùng nên tất cả phải ác mới sống nổi. Ông có hai học trò xuất sắc là Hàn Phi và Lý Tư. Hàn Phi là nhà lý luận, được coi là tác giả tổng thành đại diện cho giới “Pháp gia” cho rằng nhân nghĩa là vô dụng, phải dùng hình phạt cho nghiêm. Doanh Chính dùng sách nhưng giết người; Lý Tư theo tư tưởng của Hàn mà giúp Tần thống nhất thiên hạ.






23/5/13

Chút lạm bàn về Nho giáo, Phật giáo

Tác giả: Nguyễn Đình Bình
10/10/2004

LỜI TỰA VIẾT SAU


Khoa học thiếu tôn giáo thì khập khễnh 
Tôn giáo thiếu khoa học thì mù lòa
                                                           Albert Eistein


Sau khi ghi chép quá trình nhận thức tâm linh của bản thân. Được sự theo dõi và động viên của bè bạn; có ý kiến cho là: Nên in ra nếu có thể, để dễ dàng hơn trong việc chỉnh sửa, bổ sung nhận thức nếu cần thiết và cũng cần có sự thông cảm, góp ý của người đã lỡ đọc phải. Như vậy phải có lời nói đầu. Trong trường hợp này chính là lời tựa viết sau đây vậy.

Đơn giản ban đầu chúng tôi chỉ thấy: Ai cũng vậy, thường khi gặp khó khăn ập tới thì thường buột miệng kêu lên: “Lạy Chúa tôi…” hay “Lạy Trời, lạy Phật…” như một phản xạ tự nhiên, nghĩa là dường như ai cũng tin tưởng rằng “Có thể nương tựa vào sức mạnh nào đó để đưa mình khỏi đận gian nan này”. Sau này đọc sách chúng tôi mới biết rằng cái gọi là “niềm tin” hay “tín ngưỡng” hay “tâm linh” ấy là một bản năng của con người, thứ bản năng phân biệt giữa bản năng thú tính và nhân tính mà ngay cả người tưởng như “vô thần” cũng mang bản năng ấy; vì họ cũng có niềm tin vào một mặc định nào đó, hoặc là tín đồ của một chủ nghĩa nào đó … Bản năng ấy xuất phát từ tinh thần hướng thượng của con người khao khát niềm tin, muốn vươn lên từ cái hữu hạn nhỏ bé của mỗi sinh linh giữa cái vô cùng, cái toàn năng của tạo hóa.

Vậy nên, nếu “Tín ngưỡng” là điều không thể tránh khỏi thì sao chúng ta lại có thể hàm hồ không lựa chọn hoặc cứ hồn nhiên thả mặc theo ngẫu hứng mà không đem tri thức và ý nguyện của mình để xem xét!

Ngày nay nhận thức, kiến thức của con người đã nâng cao rất nhiều, sự phân biệt duy tâm – duy vật đã trở nên cố chấp và ấu trĩ. Những thành tựu của mọi lĩnh vực: từ khoa học nhân văn đến khoa học tự nhiên đều thừa nhận sự thống nhất của những mặt đối lập; và như vậy thì sự du di khó phân biệt giữa tâm lý và tâm linh là một hiện thực, cũng như người ta không thể rạch ròi giữa “Mặc khải” và “Thiên khải”, giữa “tưởng ra” và “trời phán”.

Từ lý do không thể trốn tránh ấy, chúng tôi đã để tâm quan sát tìm hiểu các biểu hiện tín ngưỡng quanh mình: Từ sự nghiêm cẩn thành kính trong tổ chức và kỷ luật của những người Thiên Chúa giáo hoặc lòng tin đến vong thân của người Hồi giáo; đến cung cách tự do, dân dã có thể coi là lộn xộn của một số Phật tử. Quá trình tìm hiểu về nội dung, lịch sử phát triển, ảnh hưởng của các tôn giáo lớn hiện nay, chúng tôi thấy thực chất chỉ có hai loại: Tôn giáo xây dựng trên những giáo điều và tôn giáo dựa trên những triết thuyết; Cũng tựa như lối sống của người đời: Những người suốt đời bươn trải mưu sinh sao cho bằng anh bằng em và những người luôn tự hỏi cuộc sống của mình mang ý nghĩa gì? làm gì cho phải?. Loại thứ nhất như người nín thở, nhắm mắt vẫy vùng trong dòng chảy cuộc đời mong một chiếc phao cứu chuộc, loại thứ hai cố ngoi lên và mở mắt xem mình đang ở đâu, giữa sông hay lạch, hay đầu thác ngọn ghềnh để tuỳ cơ tuỳ sức mà hành động.

Có thể thấy rằng những tôn giáo dựa vào giáo điều sẽ được quần chúng tiếp nhận dễ dàng hơn vì nó đáp ứng trực tiếp nhu cầu tâm linh (nhu cầu đưa mình khỏi cái hữu hạn nhờ vào sự trợ giúp của thần linh). Sức mạnh của lòng tin, sự mong mỏi được cứu chuộc của giáo chúng đã khiến những tôn giáo này phát triển rất mạnh và như thế thật khó mà lý giải hoặc đặt những câu hỏi về giáo điều, giáo lý. Giáo dân bình thường không được phép đề ra câu hỏi như thế; chỉ khi những trí thức, những thế lực đặt câu hỏi thì sau đó là những đổ máu, những cuộc phân chia, những cuộc cách mạng. Có thể lấy ví dụ: Sự cách biệt giữa các phe phái Hồi giáo, sự hình thành đạo Tin lành….

Còn loại thứ hai: Các tôn giáo dưạ trên triết thuyết mà các triết thuyết ấy có thể xê dịch, thêm bớt cho thích hợp với thời cuộc hay theo luận giải của cao nhân nào đó khiến cho sự phát triển trở nên phức tạp, xuất hiện nhiều tông phái, có khi tồn tại những dị biệt nhưng không có cuộc chiến tranh nào cả. Các tín đồ tất nhiên phải có lòng tin nhưng được phép tự do tư tưởng, được phép lựa chọn con đường cuả chính mình.

Với tình cảm cá nhân, chúng tôi cố gắng tìm hiểu và trình bày những nguyên sơ, cốt lõi của hai tôn giáo mà mình hướng tới là Nho-giáo và Phật-giáo, những điều tưởng ai cũng đã biết nhưng thực ra lại rất mơ hồ. Theo ngã ý, chúng tôi sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó hòng cải cách tâm tư, tình cảm của riêng mình, sau mới hy vọng có thể rút ngắn con đường tìm đọc của những bằng hữu có tâm hướng tới.

Do trình độ có hạn và thoạt tiên chỉ là những ghi chép trong quá trình tìm hiểu về tín ngưỡng một cách tự nhiên; Bắt đầu từ lịch sử phát triển của một số tôn giáo lớn, rồi đến một số kinh sách được cho là cơ bản của các tôn giáo ấy, rồi từ những thu hoạch hết sức chủ quan mà hướng tới Nho-giáo và Phật-giáo do vậy mà có bài viết này. Vốn không phải nhà nghiên cứu, cũng không có ý thức viết sách, tất cả chỉ xuất phát từ nhu cầu ghi chép nhận thức cá nhân nên phần Nho giáo chỉ trình bày những kiến thức cơ bản sơ sài và giới hạn trong “Tứ thư” mà không thể bàn rộng đến sự phát triển của Nho-giáo như Hán-nho hoặc Tống-nho … Cũng vậy với Phật-giáo chúng tôi chỉ dám trình bày những điểm cơ bản trong thời “Sơ chuyển Pháp luân” mà cả Nam-tông và Bắc-tông đều thừa nhận với những trích dẫn của cả cácThiền-sư, Pháp-sư, Hòa-thượng không phân biệt tông phái (tất nhiên đa số đều thuộc Đại-thừa do những hạn chế về tài liệu) trong những bộ kinh chính như Kim-cương, Pháp-hoa … Lại do ngã kiến dẫn dắt nên mặc dù lấy nội dung cuốn NHÌN PHẬT GIÁO QUA KHOA HỌC của ngài Uông Trí Biểu làm cốt, nhưng cũng không tránh khỏi nhiều điều không  hợp ý với các bậc tu hành vì là lộn xộn không ra pháp nào của kẻ kính phục Phật lý nhưng chưa đủ duyên đến cửa chùa, hoặc với những bạn chưa quan tâm đầy đủ đến Phật giáo sẽ khó cảm thông vì không có phần giải thích những thuật ngữ nhà Phật và vì những sự so sánh các thành quả khoa học thực chứng với những vấn đề tâm linh thường là khập khiễng. Mặt khác trong kinh Phật thường dùng nhiều ẩn dụ từ những sự việc thông thường đến những sự kiện có tính truyền thuyết. Vì thế nếu chỉ hiểu theo nghĩa tục thế thì  “y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan”, còn nếu dùng ngã kiến mà tuỳ tiện suy luận thì lại lâm vào tình thế “ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”. Hơn nữa, hiện nay đa phần kinh sách còn dùng từ Hán-việt nên việc tiếp thu cũng còn nhiều khó khăn. Tất cả những lỗi đó chúng tôi đều cảm thấy nhưng không đủ khả năng sửa chữa khắc phục. 

Bản thân chúng tôi, những người còn nặng gánh nhân gian thì điều thu nhận được trong quá trình truy cầu có thể nói gọn là: Nho-giáo là đạo nhập thế, dạy chúng ta sống có đạo đức và quy củ, nếu theo được lẽ “Thời Trung” (tòng thời và trung dung) là tốt nhất. Còn Phật giáo đã chỉ cho chúng ta lý “Nhân duyên-quả báo” vậy phải cố mà “ở hiền gặp lành”, cố mà “thương người như thể thương thân”, lương thiện phấn đấu, cầu lành tránh dữ để đạt đến điều mong muốn; Nếu có đủ duyên tu hành thì phải cố mà tiến bộ từng ngày, tu nhân để đạt tới “vô chấp”, “vô ngã” tức thoát khỏi lối toan tính, lý sự của tục thế thì mới có cơ tìm được chân lý, có cơ thành tựu.

Những kiến giải như trên có vẻ tức cười nhưng cá nhân chúng tôi lại coi là một thành tựu muốn chia sẻ cùng những người đồng chí. Mặc dù khập khễnh trùng lặp và rất nhiều khiếm khuyết cũng mong được thông cảm và chỉ giáo.

(còn tiếp)

 


13/5/13

Hồng Tuyết


"Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng. 
Không Phật, không Tiên, không vướng tục"
                                    (cụ Nguyễn Công Trứ) 

嘆花 
杜牧 
自是尋春去校遲 
不須惆悵怨芳時 
狂風落盡深紅色 
綠葉成陰子滿枝 

Thán hoa

Đỗ Mục 
Tự thị tầm xuân khứ hiệu trì 
Bất tu trù trướng oán phương thì 
Cuồng phong lạc tận thâm hồng sắc 
Lục diệp thành âm tử mãn chi 

Hồng Tuyết

cụ Dương Khuê 楊珪(1839-1902)

Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa thi hội năm Mậu Thìn 1868 (bia ghi: Cử nhân, Hàn lâm viện Điển bạ, chức Biên tu, sinh năm Kỷ Hợi, thi đỗ năm 30 tuổi, người thôn Vân Đình, xã Phương Đình, tổng Phương Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà Nội).

Hồng Hồng Tuyết Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết cái chi chi
Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì
Ngoảnh mặt lại đã đến k tơ liễu 

上少
我成
(Ngã nng du thời quân thượng thiếu
Quân kim hứa giá ngã thành ông)

Cười cười nói nói sượng sùng
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại
Riêng một thú thanh sơn đi lại
Khéo ngây ngây, khéo ngây ngây dại dại với tình 
Đàn ai một tiếng Dương tranh.

Nghe lại bài Ca trù này

Với chất giọng Đào nương bất t Quách Thị H (Tải v định dạng mp3)

 
*
**
Sau khi bài hát nói nổi tiếng mẫu mực này được sưu tầm đưa lên trang này, chúng tôi được cụ Nguyễn Chân, một nhà thơ, dịch giả trong câu lạc bộ thơ Hán Việt Pháp góp ý và sửa cho một chữ rất quan trọng, một chữ trong câu đối chữ Hán trong bài này.
Đó là chữ Nẵng - còn đọc là Nãng () có nghĩa là "ngày xưa", mới đối được với chữ Kim () nghĩa là "ngày nay".  Không biết, có phải do nói tật nói ngọng L và N mà biến Nãng thành Lãng không!?

Đây là điều rất thú vị và thật ngạc nhiên, vì hầu hết các phiên bản hiện có đều ghi là "Lãng" và câu "Ngã lãng du thời quân thượng thiếu" được nhiều người hiểu thành: lúc ta chơi bời, phóng lãng thì nàng còn nhỏ!!...






Nguồn: Yêu Hán Nôm

3/5/13

Hận thùy

Tác giả: Khuyết danh 

恨誰 (古詩)
君生我未生
我生君已老
君恨我生遲
我恨君生早
君生我未生
我生君已老
恨不生同時
日日與君好

我生君未生
君生我已老
我離君天涯
君隔我海角
我生君未生
君生我已老
化蝶去尋花
夜夜栖芳草

HẬN THUỲ (CỔ THI)
Quân sinh ngã vị sinh
Ngã sinh quân dĩ lão
Quân hận ngã sinh trì
Ngã hận quân sinh tảo
Quân sinh ngã vị sinh
Ngã sinh quân dĩ lão
Hận bất sinh dồng thời
Nhật nhật dữ quân hảo

Ngã sinh quân vị sinh
Quân sinh ngã dĩ lào
Ngã li quân thiên nhai
Quân cách ngã hải giác
Ngã sinh quân vị sinh
Quân sinh ngã dĩ lão
Hóa điệp khứ tầm hoa
Dạ dạ tê phương thảo.
   
Dịch nghĩa :
GIẬN AI ? (THƠ XƯA)
Người sinh ta chưa sinh. Ta sinh người đã già
Người hận ta sinh muộn.Ta hận người sinh sớm
Người sinh ta chưa sinh. Ta sinh người đã già
Hận chẳng sinh cùng thời. Ngày ngày ở bên người.

Ta sinh người chưa sinh. Người sinh ta đã già
Ta xa người chân trời. Người cách ta góc biển
Ta sinh người chưa sinh. Người sinh ta đã già
Hóa bướm đi tìm hoa. Hằng đêm đậu trên cỏ.

GIẬN AI ? (THƠ XƯA)
Chàng sinh thiếp chửa ra đời,
Thiếp sinh chàng đã da mồi tóc sương.
Chàng buồn thiếp đến muộn màng,
Thiếp lại giận chàng sinh sớm quá thôi.

Sinh ra sao chẳng cùng thời,
Để cho góc biển chân trời cách xa.
Hóa thân thành bướm tìm hoa,
Bãi xanh cỏ ngát la đà sớm hôm.

                                      NGUYỄN CHÂN dịch thoát 21.03.2012
            ------------------------
           *Đề bài do người dịch đặt


À QUI REPROCHES MAINTENANT?
Lorsque je ne suis pas encor née, tu naquis
Quand je vins au monde tu devins décrépit
Tu me reproches d’apparaitre ici trop tart
 Ta venue hâtive me rend fâchée - Ma part.

Pourquoi ne vînmes à ce monde en même temps
Et sommes nous séparés toujours par conséquent
Que je m’incarne en papillon les fleurs cherchant
En planant jour et nuit sur les herbes odorantes!
                                       ADAPTATION de NGUYEN CHAN


НА КОГО  СЕРДИТЬСЯ ТЕПЕРЬ?
Ты родился пока не явилась я
А когда пришла ты уже старым стал
Опоздала на свет ты меня ругал
Торопился ты упрекаю я тебя

Почему не явились мы же одновремено
Что б теперь разделились друг от друга далеко
Воплощался бы я в бабочку что б искал цеты
Паря над душистыми травами постоянно.
                     NGUYỄN CHÂN 22.03.2012 (Вольный перевод)


AGAINST WHOM THIS RESENTMENT?
You were born earlier than me
When you became a gentleman I was a baby.
You are so sad because I was born late.
You were born too early, this is what I hate.

Why weren't we born at the same time
So that we would always be side by side
How I want to reincarnate as a butterfly
Hovering over a steppe to look for the dearest flower of mine!
                                                                 (Translation by TMCS)