"Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không Tiên, không vướng tục"
(cụ Nguyễn Công Trứ)
嘆花
杜牧
自是尋春去校遲
不須惆悵怨芳時
狂風落盡深紅色
綠葉成陰子滿枝
Thán hoa
Đỗ Mục
Tự thị tầm xuân khứ hiệu trì
Bất tu trù trướng oán phương thì
Cuồng phong lạc tận thâm hồng sắc
Lục diệp thành âm tử mãn chi
Hồng Tuyết
cụ Dương Khuê 楊珪(1839-1902)
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa thi hội năm Mậu Thìn 1868 (bia ghi: Cử nhân, Hàn lâm viện Điển bạ, chức Biên tu, sinh năm Kỷ Hợi, thi đỗ năm 30 tuổi, người thôn Vân Đình, xã Phương Đình, tổng Phương Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà Nội).
Hồng Hồng Tuyết Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết cái chi chi
Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì
Ngoảnh mặt lại đã đến kỳ tơ liễu
我曩遊時君上少
君今許嫁我成翁
(Ngã nẵng du thời quân thượng thiếu
Quân kim hứa giá ngã thành ông)
Cười cười nói nói sượng sùng
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại
Riêng một thú thanh sơn đi lạiKhéo ngây ngây, khéo ngây ngây dại dại với tình
Đàn ai một tiếng Dương tranh.
Nghe lại bài Ca trù này
Với chất giọng Đào nương bất tử Quách Thị Hồ (Tải về định dạng mp3)
*
**
Sau khi bài hát nói nổi tiếng mẫu mực này được sưu tầm đưa lên trang này, chúng tôi được cụ Nguyễn Chân, một nhà thơ, dịch giả trong câu lạc bộ thơ Hán Việt Pháp góp ý và sửa cho một chữ rất quan trọng, một chữ trong câu đối chữ Hán trong bài này.Đó là chữ Nẵng - còn đọc là Nãng (曩) có nghĩa là "ngày xưa", mới đối được với chữ Kim (今) nghĩa là "ngày nay". Không biết, có phải do nói tật nói ngọng L và N mà biến Nãng thành Lãng không!?
Đây là điều rất thú vị và thật ngạc nhiên, vì hầu hết các phiên bản hiện có đều ghi là "Lãng" và câu "Ngã lãng du thời quân thượng thiếu" được nhiều người hiểu thành: lúc ta chơi bời, phóng lãng thì nàng còn nhỏ!!...
Nguồn: Yêu Hán Nôm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét