23/7/16

Nùng phương

Tác giả: Tống Huy Tông Triệu Cật




Tống Huy Tông (1082 –1135), họ Triệu tên Cật, con của Tống Thần Tông Triệu Húc. Nghề nghiệp chính là họa sỹ, nhạc sỹ, nhạc công, nhà thư pháp, nhà thơ, tuy nhiên ông có nhận thêm việc làm vua vào năm 18 tuổi (niên hiệu Kiến Trung Tĩnh Quốc năm 1100, làm đến năm Tuyên Hòa 1126), là vị hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Tống (Bắc Tống), Trung Quốc. Sau trở thành Thái thượng hoàng từ năm 1126 đến 1127.
Tống Huy Tông nổi tiếng là một vị hoàng đế sống xa hoa, phong lưu. Ông có tư chất thiên phú và rất đa tài trong các môn nghệ thuật, nhạc, họa, thơ phú, thư pháp,… là một nhà sưu tầm nghệ thuật, và bảo trợ cho các nghệ sỹ đương thời. Không thấy có tài liệu nói về việc ông thích rượu, nhưng có lẽ ông là người mê và nghiện Trà. Trong truyện Thủy hử có nhắc đến một đam mê khác của ông là đi lầu xanh, có vẻ như yêu em Lý Sư Sư.
Nhưng cũng vì những niềm say mê nghệ thuật này đã góp phần làm nhà Tống suy tàn.
Riêng về mặt thư pháp, từ nhỏ, ông đã luyện tập theo các thư pháp gia nổi tiếng như Tiết Tắc, Tiết Diệu, Hoàng Đình Kiên, Trử Toại Lương, Hoài Tố … sau đó sáng tạo ra riêng kiểu thư pháp đặc trưng của mình, được gọi là Sấu Kim thể hoặc Sấu Cân thư, Hạc thể.

Dưới đây là một bài thi - thư nổi tiếng của Tống Huy Tông, bài Nùng phương 

  
 


Nùng phương y thúy ngạc 
Hoán lạn nhất đình trung
Linh lộ triêm như túy
Tàn hà chiếu tự dung
Đan thanh nan hạ bút
Tạo hóa độc lưu công
Vũ điệp mê hương kính
Phiên phiên trục vãn phong
 

4/5/16

540 Bộ thủ P.3

Sưu tầm theo MỘT HÀNG

Hôm nay, thằng Cả nhà cháu phải nghỉ học sớm, nhẽ do ông giáo làng bị bà giáo gọi về gấp (chắc giờ đẹp!), nên nhà cháu cũng phải chạy vội từ ngoài đồng về sớm theo để đón nó. Về tổ, tranh thủ rửa đống bát đĩa tối qua hãy còn để bừa cả đấy, lại lau cái nền cẩn thận, trước khi bu cháu về, không có nhừ đòn.
Giờ làm chai bia, bật máy tính, hầu các cụ!
Tiếp nhé! Anh Thận Hứa có phán rằng theo cái gì Chu quan, trẻ con tám tuổi bắt đầu đi học tiểu học, được học về sáu cách thành tự. Ở đâu đó, nhà cháu có thấy một anh khác biên rằng 15 tuổi mới bắt đầu được học sách Học dành cho người to (aka sách gối đầu giường Cách trở thành người to không khó)!? Vậy, tiểu học và sáu phép kia học trong dững 7 năm à cơ! Hèn gì, các cụ ngày xưa biết và thấm lắm chữ thế!

(Tiếp theo)

6. Ngọc
Ngọc đẹp (ba miếng ngọc được xuyên lỗ treo cổ liền nhau bằng cái dây gì đấy)
7. Giác
Hai chuỗi ngọc nêu trên treo cạnh nhau. Những bộ này có vẻ chẳng liên quan gì đến thực tế ngày nay lắm nhể! Từ từ, hãy xem lại những chữ kiểu ban, biện, xưa giờ, nhà cháu chả biết gọi nó là gì?
8. Khí
Mây, khói bốc lên cao, hơi mây
9. Sĩ
Quan chức, binh sĩ, người con gái có học (Ngày xưa, các anh í chắc cấm gái đi học, nên gái nào được đi học là bố của đặc biệt rồi), học trò.
10. Cổn
Suốt theo chiều dọc, thiên hạ thông. Đi lên là cái gì đấy, đi xuống là cái gì đấy!
11. Triệt
Cây mới mọc một mầm.
12. Thảo
Tên chung các loại cỏ.
13. Nhục
Cây cỏ tốt um tùm, cây cỏ lưu niên,
14. Mãng
Bụi cây
15. Tiểu
Đã là vật nhỏ rồi lại còn bị chia đôi nữa, vậy gọi là gì?

Mà nhân chuyện gái được đi học, từ rày cấm các cụ chửi rằng tư tưởng trọng cái này, khinh cái kia là của riêng anh gì nhà ở Khúc Phụ thành nữa đấy nhé, đã chửi là phải chửi chung cả Tây lẫn Đông, Nam lẫn Bắc mới công bằng. Bọn Tây – bọn được nhiều lời xuýt xoa, hít hà của các cụ là bình đẳng giới, chúng nó nói Nhân lực là manpower, bọn nó cũng khinh cái đấy, nên không có womenpower!)
Như thường lệ, các chữ tương ứng ở dưới đây!

https://www.facebook.com/nhat.hanh.73997861



29/4/16

Giới thiệu 540 bộ thủ P.2


Sưu tầm theo MỘT HÀNG

Bộ thủ chắc là cái quy ước của mấy anh đẻ ra chữ thôi, vẽ, vạch ra mấy cái gọi là bộ thủ chắc cũng chỉ để thay mấy cái nút. Vậy bộ thủ là gì?
Về mặt định nghĩa, các cụ hỏi anh Gúc, đừng lười! Cái nhà cháu thấy có tác dụng duy nhất là để xếp các chữ Hán cho dễ tra từ điển, ngoài ra chả có mấy tác dụng. Cụ nào không tin? Khi có những cách khác để tra từ điển, tỉ như tra bằng phiên âm được, nhà cháu cam đoan chẳng có mấy cụ chẳng thèm nhìn đến bộ thủ nữa đâu. Nên càng về sau, các anh ấy luôn tìm cách vặn nhỏ số lượng bộ thủ xuống. Tại sao? Vì éo cần nữa, thế thôi! Cứ xem, đầy cụ học chữ Hán đến x năm, hỏi bộ thủ còn không thuộc hết, đừng nói các cụ ấy lười, cũng đơn giản là vì chẳng cần mấy!.
Cụ nào dám cãi là bộ thủ chỉ ý nghĩa của chữ? rồi cái gì Thiên bàng?... Chỉ bằng ý nghĩa của bộ thủ có hiểu rõ được éo! Nhất là ở thể Chân. Thành phần Bộ thủ nó nằm lung tung trong chữ (chỗ mà chúng nó muốn), có khi … không nằm ở đâu rõ ràng cả… thế mới đen!, nên khó có thể hiểu đúng được!
Đi ngược lại về Ngày xưa (bao giờ thì nhà cháu chịu), thử xem trong chữ Hán có bao nhiêu cái gọi là Tượng hình? Đi ngược lại Ngày nay, có bao nhiêu chữ trong đó có những nét éo biết phải gọi là gì, ai học chữ chẳng thấy điều này, có cần thí dụ không? Có chữ, các cụ thấy Bộ thủ hẳn hoi, nhưng nếu tra bộ đấy lại không có, phải tìm ở bộ khác, có cần thí dụ nữa không? Có những chữ gồm 2 bộ chẳng hạn, tra bộ nào đây? mà có khi tra cả hai bộ đấy cũng không có chữ đấy! Thế mới khó chịu!
Tạm lan man thế đã nhá! Hôm nay, xin hầu các cụ mấy bộ đầu tiên để starting!


1. Bộ Nhất
Có nghĩa là nguồn gốc, số một. Cái nguồn gốc ban đầu (của cái gì ai biết!), sau đó phân ra thành trời và đất, rồi sau hóa thành vạn vật.
2. Bộ Thượng
Có nghĩa là cao, trên cao, phía trên. Đôi khi trông như chữ Nhị, nhưng lại là Thượng, làm sao để phân biệt đây?!
3. Bộ Thị
Nghĩa là Xem thiên văn để biết biến, động, cát, hung. Lại có nghĩa là chỉ những sự việc liên quan đến Thần linh. Hai vạch bên trên biểu thị cho trên cao (trời), ba vạch rủ xuống tượng trưng cho Nhật, Nguyệt, Tinh.
4. Tam
Có nghĩa là số Ba, ba ngôi Trời, Đất và Người
5. Vương
Nghĩa là Vua, người có thể xuyên suốt, liên kết được ba cái ngôi ở trên.
Hình các bộ tương ứng Khải và Triện ở đây!





26/4/16

Giới thiệu 540 bộ thủ

Sưu tầm theo FBker MỘT HÀNG

Học chữ Hán Nôm ai cũng biết 214 bộ thủ cơ bản, vốn được rút gọn từ 540 bộ thủ (có từ đời Đông Hán 東漢, do anh Hứa Thận bất hủ  許慎 (hưởng dương từ khoảng năm 58 đến 147, đừng hỏi BC hay AD!) sưu tầm, cóp, pết, chỉnh lý và sắp xếp trong bộ Thuyết Văn Giải Tự  說文解字 nổi tiếng, còn được gọi là bộ Thuyết văn.
Trong vài phiên bản Thuyết văn giải tự, không hiểu sao lại in ảnh anh Thận Hứa có bốn (4) mắt?! chắc ám chỉ ảnh bị cận nặng chăng?, cũng đúng thôi! vì nghe bảo anh ấy tốn đâu đó 22 năm mới hoàn thành (hình như đến tận năm 121, năm đầu An đế Kiến Quang 安帝建光 thời Hán), trong điều kiện nghe nói là toàn mất điện, phải thắp đèn hay đuốc, nến gì gì đó.
Bộ Thuyết văn này mênh mông quá, Ban đếm chữ ăn tiền, Cục thống kê công bố bao gồm 540 bộ thủ, 9353 chữ không dị thể và 1163 chữ dị thể. Sau này, đến đời mấy anh họ Ái Tân Giác La 清 thời gian và tiền bạc không phải nghĩ, kế thừa và phát huy truyền thống, đã tổ chức được một hội đồng khoa học cấp nhà nước, gồm toàn giáo sư tiến sỹ đầu ngành (đông đông là! chưa kể đến các em thư ký) soạn lại gồm 15 quyển cả index (còn nội dung đáng tin hay không thì tùy).
Chữ nhiều như bọ mắm thế thì đọc sao hết được! Mới lại, nhà cháu cũng chỉ là đứa thích học chữ Hán Nôm để đi cúng cho vui thôi (mà nhà cháu đi cúng, toàn đọc thuộc lòng, chứ sách chữ Hán để cho oai, đang giở trang nào ý nghĩa mẹ gì!, các cụ cũng thông cảm, đừng ai hỏi cúng cái gì, việc này chỉ bên bộ phận quản trị kinh doanh được trả lời!), quyển này chắc không, chưa, chẳng cần lắm, mà có cần chắc đã đọc được!.
Nhưng, anh Thận lại ăn tiền ngân sách nhà nước chế quyển này dựa trên cơ sở chữ Triện, loại chữ cổ, chỉ mới bị một cuộc cách mẹ nó cái mạng văn tự làm hỏng (chỉ mới bị anh Hoàng Tần Thủy hóa vàng, thấy cụ Răng Đen, bạn anh Hoàng bảo thế!), có vẻ sẽ giúp hiểu rõ hơn từ đoạn gần rễ nhất hơn chăng?! Nên nhà chúng cháu để dành ngân lượng đi mượn, thuê Thuyết văn về tụng, hỏi anh Gúc, hỏi cụ Răng Đen và một số cụ Răng Trắng như cụ Sen, cụ Hấp, cụ Rộng Ngô, cụ Đầm Trần. Nhẽ cũng nên qua đây cảm ơn các cụ lắm lắm!
Nhà cháu những lúc nông nhàn, sẽ đem hầu các cụ dần dần cho đến khi hết các bộ thủ của anh Thận! Ảnh anh ấy đây (tất nhiên ảnh photo của cụ nào đấy, từ thời nào đấy).



  許慎