Sưu tầm theo MỘT HÀNG
Bộ thủ chắc là cái quy ước của mấy anh đẻ ra chữ thôi, vẽ, vạch ra mấy cái gọi là bộ thủ chắc cũng chỉ để thay mấy cái nút. Vậy bộ thủ là gì?
Về mặt định nghĩa, các cụ hỏi anh Gúc, đừng lười! Cái nhà cháu thấy có tác dụng duy nhất là để xếp các chữ Hán cho dễ tra từ điển, ngoài ra chả có mấy tác dụng. Cụ nào không tin? Khi có những cách khác để tra từ điển, tỉ như tra bằng phiên âm được, nhà cháu cam đoan chẳng có mấy cụ chẳng thèm nhìn đến bộ thủ nữa đâu. Nên càng về sau, các anh ấy luôn tìm cách vặn nhỏ số lượng bộ thủ xuống. Tại sao? Vì éo cần nữa, thế thôi! Cứ xem, đầy cụ học chữ Hán đến x năm, hỏi bộ thủ còn không thuộc hết, đừng nói các cụ ấy lười, cũng đơn giản là vì chẳng cần mấy!.
Cụ nào dám cãi là bộ thủ chỉ ý nghĩa của chữ? rồi cái gì Thiên bàng?... Chỉ bằng ý nghĩa của bộ thủ có hiểu rõ được éo! Nhất là ở thể Chân. Thành phần Bộ thủ nó nằm lung tung trong chữ (chỗ mà chúng nó muốn), có khi … không nằm ở đâu rõ ràng cả… thế mới đen!, nên khó có thể hiểu đúng được!
Đi ngược lại về Ngày xưa (bao giờ thì nhà cháu chịu), thử xem trong chữ Hán có bao nhiêu cái gọi là Tượng hình? Đi ngược lại Ngày nay, có bao nhiêu chữ trong đó có những nét éo biết phải gọi là gì, ai học chữ chẳng thấy điều này, có cần thí dụ không? Có chữ, các cụ thấy Bộ thủ hẳn hoi, nhưng nếu tra bộ đấy lại không có, phải tìm ở bộ khác, có cần thí dụ nữa không? Có những chữ gồm 2 bộ chẳng hạn, tra bộ nào đây? mà có khi tra cả hai bộ đấy cũng không có chữ đấy! Thế mới khó chịu!
Tạm lan man thế đã nhá! Hôm nay, xin hầu các cụ mấy bộ đầu tiên để starting!
1. Bộ Nhất
Có nghĩa là nguồn gốc, số một. Cái nguồn gốc ban đầu (của cái gì ai biết!), sau đó phân ra thành trời và đất, rồi sau hóa thành vạn vật.
2. Bộ Thượng
Có nghĩa là cao, trên cao, phía trên. Đôi khi trông như chữ Nhị, nhưng lại là Thượng, làm sao để phân biệt đây?!
3. Bộ Thị
Nghĩa là Xem thiên văn để biết biến, động, cát, hung. Lại có nghĩa là chỉ những sự việc liên quan đến Thần linh. Hai vạch bên trên biểu thị cho trên cao (trời), ba vạch rủ xuống tượng trưng cho Nhật, Nguyệt, Tinh.
4. Tam
Có nghĩa là số Ba, ba ngôi Trời, Đất và Người
5. Vương
Nghĩa là Vua, người có thể xuyên suốt, liên kết được ba cái ngôi ở trên.
Hình các bộ tương ứng Khải và Triện ở đây!
Có nghĩa là nguồn gốc, số một. Cái nguồn gốc ban đầu (của cái gì ai biết!), sau đó phân ra thành trời và đất, rồi sau hóa thành vạn vật.
2. Bộ Thượng
Có nghĩa là cao, trên cao, phía trên. Đôi khi trông như chữ Nhị, nhưng lại là Thượng, làm sao để phân biệt đây?!
3. Bộ Thị
Nghĩa là Xem thiên văn để biết biến, động, cát, hung. Lại có nghĩa là chỉ những sự việc liên quan đến Thần linh. Hai vạch bên trên biểu thị cho trên cao (trời), ba vạch rủ xuống tượng trưng cho Nhật, Nguyệt, Tinh.
4. Tam
Có nghĩa là số Ba, ba ngôi Trời, Đất và Người
5. Vương
Nghĩa là Vua, người có thể xuyên suốt, liên kết được ba cái ngôi ở trên.
Hình các bộ tương ứng Khải và Triện ở đây!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét