29/4/16

Giới thiệu 540 bộ thủ P.2


Sưu tầm theo MỘT HÀNG

Bộ thủ chắc là cái quy ước của mấy anh đẻ ra chữ thôi, vẽ, vạch ra mấy cái gọi là bộ thủ chắc cũng chỉ để thay mấy cái nút. Vậy bộ thủ là gì?
Về mặt định nghĩa, các cụ hỏi anh Gúc, đừng lười! Cái nhà cháu thấy có tác dụng duy nhất là để xếp các chữ Hán cho dễ tra từ điển, ngoài ra chả có mấy tác dụng. Cụ nào không tin? Khi có những cách khác để tra từ điển, tỉ như tra bằng phiên âm được, nhà cháu cam đoan chẳng có mấy cụ chẳng thèm nhìn đến bộ thủ nữa đâu. Nên càng về sau, các anh ấy luôn tìm cách vặn nhỏ số lượng bộ thủ xuống. Tại sao? Vì éo cần nữa, thế thôi! Cứ xem, đầy cụ học chữ Hán đến x năm, hỏi bộ thủ còn không thuộc hết, đừng nói các cụ ấy lười, cũng đơn giản là vì chẳng cần mấy!.
Cụ nào dám cãi là bộ thủ chỉ ý nghĩa của chữ? rồi cái gì Thiên bàng?... Chỉ bằng ý nghĩa của bộ thủ có hiểu rõ được éo! Nhất là ở thể Chân. Thành phần Bộ thủ nó nằm lung tung trong chữ (chỗ mà chúng nó muốn), có khi … không nằm ở đâu rõ ràng cả… thế mới đen!, nên khó có thể hiểu đúng được!
Đi ngược lại về Ngày xưa (bao giờ thì nhà cháu chịu), thử xem trong chữ Hán có bao nhiêu cái gọi là Tượng hình? Đi ngược lại Ngày nay, có bao nhiêu chữ trong đó có những nét éo biết phải gọi là gì, ai học chữ chẳng thấy điều này, có cần thí dụ không? Có chữ, các cụ thấy Bộ thủ hẳn hoi, nhưng nếu tra bộ đấy lại không có, phải tìm ở bộ khác, có cần thí dụ nữa không? Có những chữ gồm 2 bộ chẳng hạn, tra bộ nào đây? mà có khi tra cả hai bộ đấy cũng không có chữ đấy! Thế mới khó chịu!
Tạm lan man thế đã nhá! Hôm nay, xin hầu các cụ mấy bộ đầu tiên để starting!


1. Bộ Nhất
Có nghĩa là nguồn gốc, số một. Cái nguồn gốc ban đầu (của cái gì ai biết!), sau đó phân ra thành trời và đất, rồi sau hóa thành vạn vật.
2. Bộ Thượng
Có nghĩa là cao, trên cao, phía trên. Đôi khi trông như chữ Nhị, nhưng lại là Thượng, làm sao để phân biệt đây?!
3. Bộ Thị
Nghĩa là Xem thiên văn để biết biến, động, cát, hung. Lại có nghĩa là chỉ những sự việc liên quan đến Thần linh. Hai vạch bên trên biểu thị cho trên cao (trời), ba vạch rủ xuống tượng trưng cho Nhật, Nguyệt, Tinh.
4. Tam
Có nghĩa là số Ba, ba ngôi Trời, Đất và Người
5. Vương
Nghĩa là Vua, người có thể xuyên suốt, liên kết được ba cái ngôi ở trên.
Hình các bộ tương ứng Khải và Triện ở đây!





26/4/16

Giới thiệu 540 bộ thủ

Sưu tầm theo FBker MỘT HÀNG

Học chữ Hán Nôm ai cũng biết 214 bộ thủ cơ bản, vốn được rút gọn từ 540 bộ thủ (có từ đời Đông Hán 東漢, do anh Hứa Thận bất hủ  許慎 (hưởng dương từ khoảng năm 58 đến 147, đừng hỏi BC hay AD!) sưu tầm, cóp, pết, chỉnh lý và sắp xếp trong bộ Thuyết Văn Giải Tự  說文解字 nổi tiếng, còn được gọi là bộ Thuyết văn.
Trong vài phiên bản Thuyết văn giải tự, không hiểu sao lại in ảnh anh Thận Hứa có bốn (4) mắt?! chắc ám chỉ ảnh bị cận nặng chăng?, cũng đúng thôi! vì nghe bảo anh ấy tốn đâu đó 22 năm mới hoàn thành (hình như đến tận năm 121, năm đầu An đế Kiến Quang 安帝建光 thời Hán), trong điều kiện nghe nói là toàn mất điện, phải thắp đèn hay đuốc, nến gì gì đó.
Bộ Thuyết văn này mênh mông quá, Ban đếm chữ ăn tiền, Cục thống kê công bố bao gồm 540 bộ thủ, 9353 chữ không dị thể và 1163 chữ dị thể. Sau này, đến đời mấy anh họ Ái Tân Giác La 清 thời gian và tiền bạc không phải nghĩ, kế thừa và phát huy truyền thống, đã tổ chức được một hội đồng khoa học cấp nhà nước, gồm toàn giáo sư tiến sỹ đầu ngành (đông đông là! chưa kể đến các em thư ký) soạn lại gồm 15 quyển cả index (còn nội dung đáng tin hay không thì tùy).
Chữ nhiều như bọ mắm thế thì đọc sao hết được! Mới lại, nhà cháu cũng chỉ là đứa thích học chữ Hán Nôm để đi cúng cho vui thôi (mà nhà cháu đi cúng, toàn đọc thuộc lòng, chứ sách chữ Hán để cho oai, đang giở trang nào ý nghĩa mẹ gì!, các cụ cũng thông cảm, đừng ai hỏi cúng cái gì, việc này chỉ bên bộ phận quản trị kinh doanh được trả lời!), quyển này chắc không, chưa, chẳng cần lắm, mà có cần chắc đã đọc được!.
Nhưng, anh Thận lại ăn tiền ngân sách nhà nước chế quyển này dựa trên cơ sở chữ Triện, loại chữ cổ, chỉ mới bị một cuộc cách mẹ nó cái mạng văn tự làm hỏng (chỉ mới bị anh Hoàng Tần Thủy hóa vàng, thấy cụ Răng Đen, bạn anh Hoàng bảo thế!), có vẻ sẽ giúp hiểu rõ hơn từ đoạn gần rễ nhất hơn chăng?! Nên nhà chúng cháu để dành ngân lượng đi mượn, thuê Thuyết văn về tụng, hỏi anh Gúc, hỏi cụ Răng Đen và một số cụ Răng Trắng như cụ Sen, cụ Hấp, cụ Rộng Ngô, cụ Đầm Trần. Nhẽ cũng nên qua đây cảm ơn các cụ lắm lắm!
Nhà cháu những lúc nông nhàn, sẽ đem hầu các cụ dần dần cho đến khi hết các bộ thủ của anh Thận! Ảnh anh ấy đây (tất nhiên ảnh photo của cụ nào đấy, từ thời nào đấy).



  許慎